Giới thiệu về DNC

DNC VIETLINK công ty luôn đi đầu trong tư vấn pháp luật, với các lĩnh vực thế mạnh chúng tôi đã và đang thực hiện Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Tư vấn thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, góp vốn, mua cổ phần, công ty Liên doanh, Văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài, giấy phép nhà thầu, giấy phép đầu tư ra nước ngoài…

  • Tư vấn doanh nghiệp trong nước: Thành lập công ty, Thay đổi đăng ký kinh doanh, lập chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Tư vấn lĩnh vực đất đai: Thực hiện thủ tục nhà đất, tư vấn dự án bất động sản, mua bán, sáp nhập, tặng cho, thừa kế…
  • Luật sư đại diện: Đại diện thu hồi nợ, Giải quyết tranh chấp, Bào chữa tại Tòa.
  • Tư vấn lao động : Xin giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, soạn thảo hợp đồng lao động, tranh chấp lao động….
  • Tư vấn pháp luật: Tư vấn thường xuyên, Soạn thảo hợp đồng, dịch vụ kế toán, tư vấn thuế…

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1. Quy định chung

Giấy phép lao động là loại giấy phép được cấp cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giấy phép được cấp 02 năm, khi được cấp giấy phép lao động người lao động sẽ xin được visa lao động hoặc thẻ tạm trú với thời hạn tối đa 2 năm theo giấy phép. Căn cứ pháp lý Điều 171 Bộ luật lao động 2012

Cấp mới giấy phép lao động

Theo quy định các trường hợp sau đây phải cấp giấy phép lao động: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là “người lao động nước ngoài”) theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên.

Hồ sơ cấp mới:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ;
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ;
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
  • 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

– Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 2 và Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

Thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự

  • Tất các các tài liệu, chứng từ muốn sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng.
  • Hợp pháp hoá lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu của cơ quan ngoại giao, việc hợp pháp hoá lãnh sự sẽ thực hiện qua các bước bao gồm phòng công chứng, bộ ngoại giao và đại sứ/lãnh sự Việt Nam tại các nước.
  • Tuỳ theo yêu cầu của mỗi nước thì việc chứng thực chữ ký, con dấu của các cơ quan có khác nhau.
  • Ngoài thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự như trên một số nước cho phép công dân nước mình thực hiện việc tuyên thệ, sao y các tài liệu chứng từ tại Việt Nam thông qua lãnh sự/đại sứ quán của nước đó. Tài liệu này cũng được chấp thuận tại một số các cơ quan công quyền của Việt Nam và được công nhận.

Để rõ hơn Quý Khách hàng liên hệ DNC để được hướng dẫn.

Liên Hệ Công Ty Luật DNC

DNC là Công ty tư vấn độc lập tại Việt Nam.

Sự ra đời và phát triển của Chúng tôi gắn liền với quá trình mở cửa và hội nhập của Việt Nam trong thế kỷ mới.

Gửi email đến DNC

Error: Contact form not found.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục cấp lại/gia hạn giấy phép

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 11/2016, các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động được liệt kê sau: Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng. Có thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động (VD: thay đổi số hộ chiếu) Giấy phép lao động còn thời hạn hơn 05 ngày nhưng phải dưới 45 ngày